Trang thông tin điện tử xã Quảng Bàng - Tình Ninh Thuận

Thuế GTGT

Hàng tồn kho là gì? Hướng dẫn cách Hạch Toán Hàng Tồn Kho

I. Căn cứ pháp lý

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán số 02 được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.

II. Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là các tài sản được doanh nghiệp mua để bán hoặc sử dụng trong sản xuất, cung cấp dịch vụ trong kỳ, bao gồm cả những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

III. Phân loại hàng tồn kho

Theo Khoản 2 Điều 22 của Thông tư 133/2016/TT-BTC, hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm các loại sau:

  1. Hàng hóa
  2. Thành phẩm
  3. Sản phẩm dở dang
  4. Nguyên liệu, vật liệu
  5. Công cụ dụng cụ
  6. Hàng mua đang đi trên đường
  7. Hàng gửi đi bán

IV. Các phương pháp kế toán kê khai hàng tồn kho

Theo Khoản 1 Điều 22 của Thông tư 133/2016/TT-BTC, có hai phương pháp kê khai hàng tồn kho:

1. Phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp này cho phép theo dõi liên tục và phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn của hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp có thể tính toán giá trị xuất kho bất cứ lúc nào.

Công thức tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ như sau:

Giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ

=

Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ

+

Giá trị hàng nhập kho trong kỳ

Giá trị hàng xuất kho trong kỳ

2. Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp này chỉ phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, do đó không có tính chất thường xuyên và chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào cuối kỳ.

Công thức cho phương pháp này là:

Giá trị tồn đầu kỳ

+

Giá trị nhập trong kỳ

Giá trị tồn cuối kỳ

=

Giá trị xuất cuối kỳ

V. Cách hạch toán hàng hóa tồn kho

1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.1. Nhập kho hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị của hàng hóa;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331…: Tổng giá thanh toán.

➤ Nếu đã nhận hóa đơn nhưng hàng hóa chưa về kho, hạch toán như sau:

Nợ TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331,…: Tổng giá thanh toán.

➞ Khi hàng hóa đã về nhập kho:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị hàng hóa;

Có TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường.

1.2. Xuất bán hàng hóa hoặc kết chuyển chi phí dở dang của phần cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán;

Có TK 156: Giá trị hàng đã xuất bán.

1.3. Hàng hóa gia công hoặc chế biến:

➤ Khi hàng hóa được đưa đi gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến.

➞ Chi phí gia công, chế biến hàng hóa:

Nợ TK 154: Chi phí gia công hoặc chế biến hàng hóa;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí gia công hoặc chế biến hàng hóa;

Có TK 111/112/331,…: Tổng giá thanh toán.

➞ Khi nhập kho hàng hóa đã gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 156: Giá trị hàng hóa sau khi gia công hoặc chế biến;

Có TK 154: Giá trị hàng hóa sau khi gia công hoặc chế biến.

1.4. Xuất kho hàng gửi đi bán:

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán;

Có TK 156: Hàng gửi đi bán.

2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

➤ Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hóa cuối kỳ trước sang trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ:

Nợ TK 611: Mua hàng;

Có TK 156: Hàng hóa.

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 156: Hàng hóa;

Có TK 611: Mua hàng.

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán;

Có TK 611: Mua hàng.

V. Các câu hỏi thường gặp về hàng tồn kho

1. Ai nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên?

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, lắp đặt, kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị…

2. Ai nên áp dụng phương pháp kê khai định kỳ?

Các đơn vị kinh doanh có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách, mẫu mã hoặc chỉ cung cấp một loại hàng hóa, sản xuất một loại sản phẩm, như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thời trang hoặc sản xuất kinh doanh ngành dược phẩm…

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai thường xuyên?

Ưu điểm:

  • Có thể xác định, kiểm soát số lượng, trị giá hàng tồn kho tại thời điểm diễn ra nghiệp vụ.
  • Giúp nắm bắt kịp thời, chính xác số lượng hàng tồn kho.
  • Phát hiện nhanh sai sót trong việc ghi chép của thủ kho, kế toán kho để sửa chữa.

Nhược điểm:

  • Cần phải phản ánh ngay từ thời điểm xảy ra nghiệp vụ, dẫn đến khối lượng công việc nhiều, tốn thời gian lao động.

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai định kỳ?

Ưu điểm:

Việc chỉ cần phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ giúp công việc nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

Nhược điểm:

  • Không phản ánh được từng đợt xuất, nhập kho trong kỳ.
  • Công việc sẽ nặng vào cuối kỳ.
  • Không kịp thời phát hiện được sai sót.

Trần Huyền – Phòng Kế Toán Trực Tuyến

Dịch vụ tại dichvuketoan.del.vn của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!

Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!

Danh sách công ty

Tin khác
Contact