Trang thông tin điện tử xã Quảng Bàng - Tình Ninh Thuận

Thủ tục pháp lý khac

Tìm hiểu và phân biệt Giám Hộ Đương Nhiên và Giám Hộ Cử

Giám hộ đương nhiên là gì? Giám hộ cử là gì? So sánh – phân biệt giám hộ đương nhiên và giám hộ cử. Quy định về giám sát giám hộ đương nhiên, giám hộ cử.

Giám hộ đương nhiên là gì? Giám hộ cử là gì? 

1. Giám hộ là gì?

Giám hộ là một chế định pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người không đủ năng lực hành vi dân sự để tự thực hiện các giao dịch, quyết định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 

Tham khảo thêm: 

>>Các trường hợp cần người giám hộ;

>>Điều kiện và thủ tục đăng ký giám hộ.

2. Giám hộ đương nhiên là gì?

Giám hộ đương nhiên là cá nhân được xác định tư cách giám hộ theo quy định của pháp luật mà không cần qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Người giám hộ đương nhiên được xác định dựa trên đối tượng được giám hộ là người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự và mối quan hệ với họ.

3. Giám hộ cử là gì?

Giám hộ cử là cá nhân, cơ quan, tổ chức được cử làm người giám hộ cho người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Giám hộ cử được thực hiện trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và những người thân của người được giám hộ tự thỏa thuận cử 1 người làm giám hộ.

>> Tham khảo thêm: Quy định về hình thức giám hộ cử.

Phân biệt giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

1. Giống nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

 Giám hộ đương nhiên và giám hộ cử giống nhau ở 5 đặc điểm sau:

  • Đều có người giám sát việc giám hộ;
  • Đều phải đăng ký giám hộ với cơ quan có thẩm quyền;
  • Đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người không đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Đều phải có đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng các điều kiện khác để đảm bảo việc giám hộ theo quy định của pháp luật;
  • Đều có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ, quản lý tài sản và đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, thủ tục pháp lý khi cần thiết.
2. Khác nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

2.1. Cách thức chọn người giám hộ

Giám hộ đương nhiên

Giám hộ cử

  • Không cần ghi nhận bằng văn bản
  • Được chỉ định theo thứ tự quy định của Bộ luật Dân sự
  • Phải ghi nhận bằng văn bản
  • Được cử khi không có giám hộ đương nhiên theo thỏa thuận giữa các bên hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền


>> Tham khảo thêm:
Cách xác định thứ tự người giám hộ đương nhiên.

2.2. Đối tượng làm giám hộ

Giám hộ đương nhiên

Giám hộ cử

  • Cá nhân
  • Người thân của người được giám hộ
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức
  • Người thân của người được giám hộ;
  • Người được cơ quan có thẩm quyền chỉ định


Tham khảo thêm: 

>> Người giám hộ là những người nào;

>>Quy định về người giám hộ và người được giám hộ.

2.3. Quyền từ chối giám hộ

Giám hộ đương nhiên

Giám hộ cử

Không được từ chối giám hộ, trừ khi có lý do chính đáng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

Được từ chối nếu không muốn hoặc không đủ điều kiện làm giám hộ

2.4. Thời điểm giám hộ có hiệu lực

Giám hộ đương nhiên

Giám hộ cử

Phát sinh ngay khi có tình huống cần giám hộ

Khi có quyết định của cơ quan nhà nước hoặc khi có thỏa thuận cụ thể

 

Quy định về giám sát giám hộ của giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015, người giám sát việc giám hộ của giám hộ đương nhiên và giám hộ cử được quy định như sau.

1. Người giám sát việc giám hộ của giám hộ đương nhiên và giám hộ cử là ai?

➧ Trường hợp người được giám hộ có người thân thích (*):

  • Người thân của người được giám hộ thỏa thuận cử 1 người trong số họ hoặc chọn 1 người khác làm người giám sát việc giám hộ và phải có sự đồng ý của người đó;
  • Nếu việc giám sát giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát việc giám hộ phải đăng ký tại UBND cấp xã, nơi người được giám hộ đang cư trú.

➧ Trường hợp người được giám hộ không có người thân thích hoặc người thân thích không được cử làm giám sát việc giám hộ: 

  • Người giám sát việc giám hộ là cá nhân hoặc pháp nhân khác do UBND cấp xã, nơi người được giám hộ đang cư trú quyết định;
  • Nếu có tranh chấp về việc chọn người giám sát giám hộ thì người giám sát giám hộ do Tòa án quyết định.

Ghi chú:

(*) Người thân thích của người được giám hộ gồm:

  1. Vợ, chồng, cha, mẹ, con;
  2. Ông, bà, anh/chị/em ruột (nếu không có ai thuộc trường hợp 1);
  3. Bác/chú/cậu/cô/dì ruột (nếu không có ai thuộc trường hợp 1 và 2).

2. Điều kiện để làm người giám sát việc giám hộ của giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

  • Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu là cá nhân);
  • Phải có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ và phù hợp với việc giám sát (nếu là pháp nhân);
  • Có đủ các điều kiện cần thiết khác để thực hiện việc giám sát.

3. Quyền và nghĩa vụ của người giám sát giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

  • Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện giám hộ của người giám hộ;
  • Đưa ra ý kiến bằng văn bản một cách kịp thời đối với việc thiết lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan;
  • Đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc thay đổi hoặc chấm dứt quyền giám hộ, quyền giám sát việc giám hộ nếu phát hiện sai phạm.

>> Tham khảo thêm: Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

Các câu hỏi thường gặp khi so sánh giám hộ đương nhiên và giám hộ cử

1. Có mấy loại giám hộ?

Có 2 loại giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử.

>> Xem chi tiết: Giám hộ đương nhiên là gì? Giám hộ cử là gì?

2. Giám hộ đương nhiên và giám hộ cử có gì giống nhau?

5 điểm giống nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử gồm:

  • Đều có người giám sát việc giám hộ;
  • Đều phải đăng ký tư cách giám hộ với cơ quan có thẩm quyền;
  • Đều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người không đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Đều phải có đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng các điều kiện khác đảm bảo việc giám hộ theo quy định của pháp luật;
  • Đều có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ, quản lý tài sản và đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, thủ tục pháp lý khi cần thiết.

>> Xem chi tiết:Giống nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử.

3. Khác nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử là gì?

4 điểm khác nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử gồm:

  • Cách thức chọn người giám hộ;
  • Đối tượng làm giám hộ;
  • Quyền từ chối giám hộ;
  • Thời điểm giám hộ có hiệu lực.

>> Xem chi tiết: Khác nhau giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử.

4. Giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không?

Có. Giám hộ đương nhiên và giám hộ cử đều phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

5. Người giám sát giám hộ đương nhiên và giám hộ cử có quyền gì?

Người giám sát người giám hộ có các quyền sau: 

  • Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện giám hộ của người giám hộ;
  • Đưa ra ý kiến bằng văn bản một cách kịp thời đối với việc thiết lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan;
  • Đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc thay đổi hoặc chấm dứt quyền giám hộ, quyền giám sát việc giám hộ nếu phát hiện sai phạm.

>> Xem chi tiết:Quy định về giám sát giám hộ của giám hộ đương nhiên và giám hộ cử.

Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)  033 9962 333 (Miền Trung)  033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Dịch vụ tại dichvuketoan.org.vn của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!

Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!

Danh sách công ty 

 

Tin khác
Contact